Cách gõ chuông khi thắp hương đúng cách là điều khiến nhiều người tò mò. Đó là bởi chuông, mõ là hai pháp khí quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong Phật Giáo. Thông thường, chuông và mõ sẽ được sử dụng để gõ trong việc cúng bái hàng ngày. Vậy gõ chuông ra sao cho đúng? Cùng tìm hiểu với Hằng Phát Candle trong bài viết này nhé!
Chuông là gì?
Chuông là một loại pháp khí có từ lâu trong đạo Phật. Trong kinh A Hàm đã nhắc đến pháp khí này. Nó thường được đánh trong những nghi lễ đặc biệt của Phật Giáo. Từ đó mang lại không khí trang nghiêm cũng như những ý nghĩa đặc biệt của buổi lễ này.
Các loại chuông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều loại chuông được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng của Phật Giáo. Dưới đây là 3 loại phổ biến nhất mà bạn nên tìm hiểu.
Hồng chung
Tên gọi khác của loại chuông này là hoa chung, phạn chung hay đại chung, cự chung. Đây chính là là loại chuông thường được sử dụng trong các nghi lễ, thời khóa khác nhau. Ý nghĩa của nó là mang tới sự linh thiêng, trang nghiêm cho buổi lễ.
Xem thêm những thông tin liên quan cùng chuyên mục:
- Quả ổi có thắp hương được không?
- 10 loại hoa quả không nên thắp hương trên bàn thờ.
Chuông bảo chúng
Đây cũng chính là loại chuông tiểu chung, hán chung. Nó được dùng để thông báo với đại chúng trong các trường hợp như thức chúng, chỉ tịnh, họp chúng, nghe pháp… Từ đó, giúp mọi người nắm được thông báo trong những nghi lễ chung.
Chuông gia trì
Nếu bạn đang băn khoăn cách gõ chuông khi thắp hương, cần chú ý đến chuông gia trì. Bởi đây chính là loại chuông thường đặt song song với mõ trước bàn thờ Phật để dùng trong tụng kinh, gõ mõ hàng ngày. Người đánh chuông trong nghi lễ chung hoặc nghi lễ tại gia được gọi là Duy na.
Cách gõ chuông khi thắp hương ra sao?
Cách gõ chuông nghe đơn giản nhưng lại có những quy luật cụ thể. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin liên quan nhé.
Người thực hiện việc gõ chuông là ai
Trong buổi lễ dù có đại chúng hay tại gia, người gõ chuông có vai trò đặc biệt. Đây chính là người điều hành buổi lễ, thường được gọi là Duy Na. Nếu tiếng mõ giúp duy trì sự nhịp nhàng đều đặn của việc đọc kinh thì tiếng chuông mang tới sự chú tâm, linh thiêng. Người thực hiện công việc này cần có những kinh nghiệm cụ thể.
Cách gõ chuông khi thắp hương
Khi thắp hương, gõ chuông như thế nào cũng là điều cần chú ý. Dưới đây chính là những thông tin hướng dẫn đơn giản nhất dành cho bạn. Cùng xem nhé!
Khai chuông
Sau khi thực hiện lễ Phật, người làm lễ cần ngồi xuống, hướng về phía bàn thờ tại gia hoặc Tam bảo ở chùa. Lúc này, Duy Na sẽ tiến hành chuẩn bị việc khai chuông, khai mõ cho buổi tụng niệm.
Ở đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách gõ chuông, mõ cùng lúc. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên, cần thỉnh 3 tiếng chuông liên tiếp.
- Sau khi 3 tiếng chuông vang lên, bạn thực hiện gõ 7 tiếng mõ. Việc gõ mõ sẽ chia làm 3 nhịp: 4 tiếng đầu rời, 2 tiếng sau dính liền, 1 tiếng cuối cùng rời.
- Sau đó, thỉnh chuông và mõ đan xen nhau. Cụ thể là cứ chuông trước, mõ sau cho đủ 3 lần thì ngừng chuông. KẾ gõ tiếng mõ thứ 4, 5, 6 dính liền với nhau. Tiếng mõ thứ 7 rời.
- Cuối cùng, kết thúc việc khai chuông mõ bằng tiếng giập chuông.
Thực hiện tụng niệm
Khi đã khai chuông mõ xong, bạn sẽ tiến hành tụng niệm. Theo lệ thường, cứ một chữ là một tiếng mõ. Cần chú ý là khi tiếng kinh đầu tiên cất lên bạn chưa vội gõ mõ. Việc này chỉ thực hiện từ tiếng kinh thứ hai trở đi mà thôi.
Tiếng thứ 3 trong thời kinh không gõ mõ. Đến tiếng thứ 4, thứ 5 và về sau thì thực hiện nhịp mõ đều đặn. Nếu tụng kinh bộ thì việc gõ mõ nên theo nhịp nhanh dần đều. Nếu tụng thần chú thì nhanh còn kinh sám hối thì tụng với tốc độ vừa hoặc chậm.
Khi chấm dứt bài kinh, muốn dừng lại thì bạn nên đọc chậm lại. Những tiếng mõ gần cuối cũng thực hiện chậm dần. 2 tiếng mõ áp cuối, áp chót dính liền với nhau và tiếng cuối cùng thì gõ rời ra. Cuối cùng thỉnh một tiếng chuông để kết thúc bài kệ, thời khóa lễ.
Điều cần chú ý khi thực hiện thời khóa lễ
Thông thường, một thời khóa lễ có thể bao gồm nhiều bài kinh khác nhau. Lúc bạn muốn chuyển qua danh hiệu khác, hãy tiến hành thỉnh một tiếng chuông chuyển tiếp. Trong các bài kinh khác nhau hầu hết đều có hướng dẫn cách thỉnh chuông cụ thể, chính xác.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách gõ chuông khi thắp hương. Bạn có thể áp dụng cách này với khóa lễ tại nhà hay khóa lễ chung. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với Hằng Phát Candle để có được thông tin tư vấn nhé.
Thông tin liên hệ:
- Nến thơm cao cấp Hằng Phát;
- Địa chỉ: 169A Kênh Tân Hóa – phường Hòa Thạnh – quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí Minh;
- Số điện thoại liên hệ: 0913 697 262;
- Email: [email protected];
Trả lời