Nghi lễ bái quan là một nghi lễ quan trọng và không thể thiếu trong khi làm lễ đạo tỳ cho người khuất. Ngay từ những chi tiết nhỏ như cách dùng đèn cầy bái quan cũng cần phải chuẩn xác thì nghi thức mới được hoàn thành trọn vẹn. Cùng hangphatcandle.com tìm hiểu nhé.
Lễ bái quan là gì? Quy định về lễ bái quan
Bái quan hay lễ động quan là nghi thức bắt buộc trong lễ đạo tỳ, được thực hiện để xin phép tiễn đưa người mất về cõi cực lạc. Trong nghi thức này, chủ lễ mặc áo lượng đen, tay cầm một đôi trắc dài 24cm có các mặt cắt ô van, trên đầu chít khăn trắng lệch phải.
Trước khi làm lễ, cần cáo Đạo lộ bằng 12 nén nhang để xin phép được đưa di hài về nơi an nghỉ cuối cùng bình an. Con số 12 này biểu tượng cho 12 loại cô hồn khác nhau. – tượng trưng cho 12 loại cô hồn. Người chủ lễ sau đó đi từng bước (chân trái bước trước), chắp hai đầu cây trắc lại đặt ngang. Trên hai tay người làm lễ còn có 2 cây nến, tức nến bái quan.
Trong nghi lễ kể trên, cây nến hay còn gọi là đèn cầy bái quan chiếm vị trí quan trọng. Hai cây nến này có màu đỏ. Đèn cầy bái quan biểu tượng cho hai vị sứ giả dẫn hồn là Hắc Vô Thường và Bạch Vô Thường. Hai vị sứ giả này sẽ đưa linh hồn người mất về với U Minh Giới để luận tội phúc.
Sau khi lễ bái quan được thực hiện xong, người chủ lễ thường sẽ đem hai cây nến này về thắp luôn ở bàn thờ thần tài của tiệm bán quan tài và thờ chung với thần tài. Nếu không thì pháp sư cũng sẽ mang đèn cầy bái quan về để luyện nhau mèo (cho người làm nghề cờ bạc). Để dùng được đôi đèn cầy bái quan này thường chỉ có các pháp sư chứ không phải ai cũng được thực hiện nghi lễ.
Lễ Bái quan trong Phật Giáo
Nếu thực hiện tang lễ theo nghi thức Phật giáo thì cũng có lễ bái quan riêng. Và trong lễ bái quan này cũng có sự xuất hiện của cặp nến bái quan. Trước khi đến giờ động quan (thường được xem và chọn giờ đẹp trước), các thầy sư đọc Kinh cầu nguyện cho linh hồn người mất an nghỉ.
Khi đến giờ bái quan, người chấp hiệu (thường sẽ là người của trung tâm tang lễ) sẽ đốt đèn nến, nhang và đưa cho các nhân viên nhà tang lễ đứng dọc hai bên quan tài. Sau đó người chấp hiệu vái lạy, thắp nhang, đốt vàng mã,… theo truyền thống.
Theo đạo Phật thì lúc khiêng quan tài phải khiêng đầu đi trước. Các con trai, người thân của người mất chia nhau cầm bài vị, ảnh, bát nhang,… đi theo các vị sư trước quan tài. Còn người thân còn lại thì đi sau quan tài.
Lễ bái quan trong Công Giáo
Công giáo hay Thiên chúa giáo cũng có nghi lễ bái quan riêng của mình. Nghi lễ này được chia làm hai phần. Trước giờ động quan, mọi người sẽ đọc kinh. Linh cữu người mất sau đó được đưa vào nhà thờ làm lễ.
Nhà thờ làm lễ thường được chọn là nhà thờ mà khi sinh thời người mất thường đi lễ hoặc nhà thờ ở gần nhà người mất. Các nghi thức trong lễ bái quan của người theo đạo Công giáo cũng có các bước tương tự như Phật giáo nhưng không kèm nhiều nghi thức như theo truyền thống dân gian.
Mua nến bái quan ở đâu?
Tìm hiểu cách dùng đèn cầy bái quan là một chuyện. Trước tiên, chúng ta cần chuẩn bị đèn cầy bái quan sao cho chuẩn xác và đúng với quy định của từng nghi lễ, dù là theo truyền thống dân gian, theo đạo Phật hay đạo Thiên chúa.
Những chiếc nến dùng trong nghi lễ tôn giáo tuy chỉ là một trong nhiều vật phẩm cần chuẩn bị nhưng cũng phải chuẩn bị thật chu đáo, đúng loại, đúng kích cỡ. Vậy nên giờ đây các nhà sản xuất cũng sản xuất những chiếc nến dùng trong nghi thức tôn giáo chuyên dụng.
Khi tìm mua nến tôn giáo, chúng ta trước hết phải có hiểu biết nhất định về quy định của nghi thức. Các địa chỉ bán nến tôn giáo không phổ biến và dễ tìm như nến thông thường. Bạn có thể tìm tới các cơ sở chuyên sản xuất và cung cấp nến đa dạng như Hằng Phát thay vì tìm mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ.
Hằng Phát là một công ty lâu năm trong lĩnh vực làm nến nên chất lượng sản phẩm luôn bảo đảm và quan trọng là có đa dạng các mẫu mã cho mọi mục đích sử dụng. Hiện công ty có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh và có dịch vụ giao hàng tận nhà.
Xem thêm: Các vị trí đặt nến đúng phong thủy, cách chọn nến như thế nào?
Đặt mua nến thơm tôn giáo thờ cúng
Trên đây là thông tin về cách dùng đèn cầy bái quan tham khảo theo nghi lễ dân gian, nghi lễ của Phật giáo và nghi lễ của Công giáo. Ngoài ra, lễ bái quan còn có thể thực hiện theo nhiều cách khác tùy vào tín ngưỡng và phong tục của từng gia chủ, địa phương khác nhau. Theo Hangphatcandle.com, dù thực hiện theo cách nào thì đây cũng là nghi thức vô cùng quan trọng tiễn đưa mỗi một người mất đến với cõi cực lạc.
Để lại một bình luận