Lễ hội thả đèn hoa đăng ở Thái Lan góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch đến với vùng đất này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về lễ hội nổi tiếng bậc nhất thế giới này. Hãy cùng tham khảo với Hằng Phát Candle nhé.
Lễ hội hoa thả đèn hoa đăng ở Thái Lan được tổ chức ở đâu?
Lễ hội này rất quan trọng đối với người Thái Lan. Nó được tổ chức trên khắp mọi miền của đất nước. Mỗi vùng miền của Thái Lan có thể thay đổi một chút trong phong tục cúng lễ cũng như cách ăn mừng. Có 4 tỉnh tổ chức lễ hội này với quy mô lớn nhất là Bangkok, Ayutthaya, Chiang Mai, Sukhothai.
Ngoài Thái Lan, một số nước khác cũng tổ chức lễ hội thả hoa đăng này. Nổi bật có thể kể tới một số khu vực thuộc Lào, Myanma, một số tỉnh của Trung Quốc. Ở mỗi nơi nó mang tên gọi khác nhau và cũng được thay đổi cho phù hợp với phong tục tập quán của đất nước đó.
Xem thêm những bài viết liên quan:
- Lễ hội thắp nến hanukkah và những điều cần biết.
- Tết nguyên tiêu có ý nghĩa gì?
Lịch sử lễ hội
Lễ hội hoa đăng là một trong những ngày lễ hổi truyền thống nổi tiếng nhất của Thái Lan. Theo nhiều sách sử, tục thả hoa đăng cũng bắt nguồn từ đất nước này. Hằng năm, lễ hội được tổ chức vào đêm rằm tháng 12 Âm lịch.
Tuy nhiên, ở mỗi nơi lễ thả hoa đăng lại được gọi với tên khác nhau. Nổi bật nhất có thể kể tới những tên sau đây:
- Loy Krathong hay Loi Krathong (tiếng Thái: ลอยกระทง)
- Tazaungdaing” (tiếng Miến Điện: တန်ဆောင်တိုင်ပွဲတော်).
- Uposatha (tiếng Phạn: Uposatha).
- Bon Om Touk” (tiếng Khmer: បុណ្យអុំទូក, ngày hội nước).
Lễ hội này là lễ hội lớn thứ hai và được xem là lễ hội đẹp nhất của người Thái với những ngọn đèn rực rỡ. Lễ hội này cũng mang nhiều ý nghĩa, chứa đựng những yếu tố thần thoại lâu đời của người Thái Lan.
Trong tiếng Thái Lan, Loy có ý nghĩa là trôi. Còn Kreathong ý muốn nói tới những chiếc bè nổi trên bề mặt nước và mang hình hoa sen. Theo truyền thống của người Thái Lan, Krathong được làm từ lá chuối hoặc những lớp của thân của cây chuối. Một số người Thái còn sử dụng các tua có ở cây hoa huệ nhện để làm hoa đăng.
Trong mỗi Krathong cũng có một số loại thức ăn, trầu cau, nhang, hoa, nến. Đôi khi, người làm cũng cho thêm vào đó một vài đồng tiền lẻ để dâng cúng thần sông. Trong suốt đêm trăng tròn, người Thái sẽ thả Krathong có thắp nến sáng rực xuống sông, kênh rạch hoặc những ao hồ ở nơi mình sinh sống.
Nhiều truyền thuyết cho rằng, lễ hội thả đèn hoa đăng ở Thái bắt nguồn từ phong tục cổ xưa. Đó chính là sự tôn kính với các vị thần cai quản sông ngòi. Ngày nay, lễ hội thả đèn của người Thái đơn giản là một dịp để mọi người vui chơi. Đồng thời, thu hút thêm khách du lịch cho đất nước.
Sự tích được kể về lễ hội
Nguồn gốc của lễ hội này có khá nhiều dị bản. Một câu chuyện dân gian được kể lại bắt nguồn từ cách đây 800 năm – thuộc thời kỳ Sukhothai ở thế kỷ XIII. Bằng sự khéo léo của mình các nàng công chúa đương triều đã thực hiện ghép tàu chuối, đặt lên trên đó một chiếc đèn hình hoa sen, sắp hoa và thực hiện thả nến thơm trôi trên mặt nước để tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật và dòng sông.
Nhận thấy điều đó, nhà vua rất mực vui mừng. Ngài đã ra lệnh hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng 12 âm lịch, trăng tròn thì nhân dân sẽ làm đèn nước thả theo mô hình đó. Đèn nước chính là sự bày tỏ lòng biết ơn của người dân đối với thiên nhiên, phật tổ. Từ đó, cầu xin một năm mới thuận hòa, may mắn và bình an.
Các hoạt động trong lễ hội thả đèn hoa đăng ở Thái Lan
Tại lễ hội Loy Krathong được người dân Thái tổ chức rất cầu kỳ. Trong những ngày này, các địa phương thường tổ chức bắn phảo hoa, diễu hành thành từng đoàn lớn với chiêng trống. Đặc biệt, nhiều người thích thú tới Thái Lan vào dịp này cũng bởi có lễ hỗi đua thuyền, nhạc nước, thi kết hoa đăng.
Ở Sukhothai – nơi được xem là quê hương của lễ hội này, các nghi thức được thực hiện trọn vẹn trong 3 ngày. Những chiếc lồng đèn tuyệt đẹp sẽ được thả dọc các dòng sông và soi sáng các khu di tích khảo cổ đẹp nhất đất nước.
Tại thủ đô Bangkok, bên cạnh các hoạt động truyền thống thì các khách sạn, nhà hàng lớn còn mở đèn sáng cả đêm, thả đèn trời. Cùng với đó, mọi người còn thả đèn trong bể bơi của các khách sạn. Người dân, khách du lịch đến đây cũng có thể tham gia chợ nổi, lễ rước, thi hoa hậu hay liên hoan ẩm thực.
Lời kết
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về lễ hội thả đèn hoa đăng ở Thái Lan. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào, hãy chia sẻ với Hằng Phát Candle để được tư vấn và giải đáp nhé!
Thông tin liên hệ:
- Nến thơm cao cấp Hằng Phát;
- Địa chỉ: 169A Kênh Tân Hóa – phường Hòa Thạnh – quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí Minh;
- Số điện thoại liên hệ: 0913 697 262;
- Email: [email protected];
Để lại một bình luận